Mô tả
Giống vịt super M (Anh)
Vịt siêu thịt (hay còn gọi là vịt Super Meat hay vịt Super M, vịt CV) là giống vịt công nghiệp chuyên thịt do hãng Cherry Valley của nước Anh tạo ra từ năm 1976 và được mang về Việt Nam vào cuối những năm 1990. Đây là giống vịt có năng suất thuộc loại cao. Hiện nay, nhà nước Việt Nam đã công nhận giống vịt siêu thịt này là một giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh, lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, áp dụng đối với một số dòng vịt này như Vịt CV (Super M, vịt CV super M2 và M2 (i), Super-M3), giống vịt chuyên thịt M14.
Đặc điểm
Là giống vịt chuyên thịt có năng suất cao, ngoại hình của vịt đặc trưng cho giống cao sản hướng thịt. Vịt có màu sắc lông trắng, mỏ và chân có màu vàng nhạt hay vàng chanh, thân dài, ngực nở, ngực sâu, rộng, chân cao, đùi phát triển, đầu và cổ to, dài, mỏ dài và rộng. Từ đỉnh đầu xuống mỏ gần như là một đường thẳng. Dáng đứng gần song song với mặt đất. Vịt con lông bông và mịn, mắt sáng, to, lanh lợi, chân bóng mượt, nhanh nhẹn khỏe mạnh. Không chọn con bị dị tật, quá bé hoặc quá to so với trung bình của con giống như hở rốn, yếu, khèo chân, nặng bụng bết lông.
Vịt trống 4,1 kg, vịt mái 3,45 kg. Con đực trưởng thành nặng 4,7 kg/1con. Con mái nặng 3,7 kg/1con, dòng cao sản nuôi 42 ngày tuổi đạt 2,8 kg/con và 60 ngày tuổi đạt 3 kg/con. Chi phí thức ăn 2,2 – 2,6 kg cho lkg tăng trọng. Vịt nuôi chạy đồng đạt 2,8 – 3,0 kg thức ăn lúc 70 – 75 ngày nuôi. Chi phí thức ăn thêm cho lkg tăng trọng l,2 – l,5 kg Vịt trống và mái có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, nên nhu cầu về dinh dưỡng cũng khác nhau. Mức ăn hàng ngày của vịt trống cao hơn vịt mái từ 5 – 10%. Vịt bố mẹ có tuổi đẻ ở tuần thứ 25, năng suất trứng 180-220 quả/mái/67 tuần tuổi. Nuôi thương phẩm 8 tuần tuổi đạt 3-3,4 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,6-2,8 kg tăng trọng. Khối lượng giết thịt lúc 56 ngày tuổi trong điều kiện nuôi thâm canh đạt 3,4 kg/con, nuôi chạy đồng lúc 70 ngày tuổi đạt 3,3 kg/con. Tỷ lệ thịt xẻ 73 %, tỷ lệ nạc 27,3 %, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg thịt hơi 2,7 kg.
Tập tính của vịt Super M
Vịt Super M là giống vịt cao sản dễ nuôi, ăn tạp, khả năng kiếm mồi và chạy đồng rất tốt. Chúng thích nghi với nhiều điều kiện sinh thái và điều kiện nuôi nhốt khác nhau. Có thể chăn thả cả dưới nước và trên cạn, có thể chạy đồng và cũng có thể nuôi thâm canh (nhốt tại chỗ và ăn thức ăn hỗn hợp).
Vịt lớn nhanh, khả năng chống chịu bệnh khá tốt, tỷ lệ sống cao và có giá trị kinh tế nên được nông dân cả nước rất ưa chuộng. Đến 70 ngày tuổi, vịt nuôi nhốt kết hợp chạy đồng đạt khoảng 2,8 – 3,4 kg/con, còn vịt nuôi ở phương thức thâm canh có thể đạt trọng lượng 3,5 – 3,7 kg lúc 56 ngày tuổi.
Kỹ thuật nuôi vịt Super M
Chuồng nuôi
Chuồng trại nuôi vịt cần phải rộng, cao ráo, lát bằng gạch hoặc xi măng, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Nền chuồng cần được đệm bằng trấu, rơm rạ, cỏ khô… nhằm phân giải nước tiểu, phân, hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa vịt và chất thải, giảm tỷ lệ mắc bệnh, đồng thời giảm mùi hôi thối ở chuồng vịt.
Chất độn cũng cần được thay thường xuyên nhằm đảm bảo vệ sinh và giúp chuồng vịt luôn khô ráo, sạch sẽ.
Kỹ thuật nuôi vịt con
Nhiệt độ: Vịt con sau khi được chọn lọc sẽ cho vào lồng úm hoặc quây bằng cót trên nền chuồng. Rải chất đệm dày 8-10cm và cần được xử lý bằng thuốc tím trước khi cho vịt con vào. Mật độ tuần nuôi đầu khoảng 25 con/m2, từ 2-4 tuần tuổi nuôi khoảng 15 con/m2.
Vịt con cần được sưởi ấm trong tuần đầu tiên, với nhiệt độ thích hợp khoảng 28-30 độ C, sau giảm dần, đến ngày thứ 10 trở đi đạt 22-25 độ C.
Lưu ý mức nhiệt độ này cần ổn định cả ngày lẫn đêm để vịt thích nghi, không bị thay đổi đột ngột làm chúng yếu, dễ ngã bệnh.
Ánh sáng: Trong 2 tuần đầu tiên, vịt con cần chiếu sáng 24/24 giờ. Sau đó bạn có thể giảm dần. Ban ngày có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm điện.
Đến một thời điểm trong ngày hoặc điều kiện thời tiết mà điều kiện ánh sáng không đủ thì cần tiếp tục chiếu sáng bằng đèn cho vịt.
Thức ăn cho vịt con: Ở tuần đầu, vịt con có thể cho ăn C.16 hoặc cũng có thể dùng cơm hay ngô đập vụn nấu chín. Cho vịt ăn thành 4-5 bữa.
Cùng với thức ăn, vịt con cũng cần được đảm bảo nước uống thường xuyên, trong đó có pha thuốc ngừa các bệnh tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, uống liên tiếp trong 2 tuần đầu.
– Từ ngày thứ 8 có thể tiếp tục cho ăn thức ăn C.16 cùng với các loại thức ăn như trên, trộn cùng các loại rau, rêu băm nhuyễn. Rải thức ăn lên miếng lót trên nền chuồng để vịt tập ăn.
– Từ 11 – 16 ngày tuổi, các loại gạo và ngô vụn chỉ cần ngâm nước cho mềm để vịt tự ăn. Khi vịt con được 15 ngày tuổi có thể bổ sung các loại cua, ốc, tôm băm nhuyễn. Từ sau 20 ngày tuổi trở đi, có thể bắt đầu cho ăn lúa ngô sống.
– Khi vịt được 25 ngày tuổi cần tiêm phòng cúm gia cầm H5N1 (1 lần).
Kỹ thuật nuôi vịt nhỡ đến trưởng thành
Từ 30 ngày tuổi, vịt được nuôi như vịt trưởng thành với việc tích cực cho ăn uống, lội đồng tìm kiếm thức ăn. Mật độ trong chuồng nuôi lúc này cần đảm bảo 4-5 con/m2.
- Thời điểm này, cần cho vịt ăn đa dạng và đầy đủ các nhóm dưỡng chất như: thức ăn cung cấp năng lượng (các loại hạt ngũ cốc như thóc, ngô, tấm, cám…);
- Thức ăn cung cấp protein động vật (Bột thịt, bột cá, bột tôm, tôm, tép, cua, ốc); Thức ăn cung cấp protein thực vật (đỗ xanh, đỗ tương, lạc (đậu phộng), khô dầu đậu tương, khô dầu lạc…);
- Thức ăn bổ sung (Muối ăn, đá vôi, bột vỏ sò, vỏ trứng, bột xương, mangan sunfat, coban clorua, các loại vitamin…)
- Thức ăn thô cung cấp vitamin và chất xơ ( các loại rau, bèo…)
- Bên cạnh đó cần cung cấp nước uống đầy đủ, sạch sẽ. Đối với vịt nuôi cạn hoặc nuôi thâm canh, phải thay nước uống thường xuyên.
Thông tin liên hệ
CTY TNHH MTV Giống Gia Cầm Và Thuốc Thú Y Quang Thi
- Hotline: 0932544179 – 0345002379
- Website: gagiongvitgiong.com.vn
- Địa chỉ:
– Cơ sở 1: 4/107 Ấp Nhị Tân 2, Xã Tân Thới Nhì, Huyện Hóc Môn, TP. HCM.
– Cơ sở 2: Ấp 4, Xã Xuân Tây, Huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
– Cơ sở 3: Chợ Bà Rén, Xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.