NGAN PHÁP

Ngan Pháp là gì? Là giống ngan nhà có nguồn gốc từ Pháp và có nhiều dòng khác nhau, trong đó có đặc điểm chung là có sản lượng trứng cao và ổn định. Tuổi thành thục sinh dục con trống 28- 29 tuần tuổi. Trung bình, sản lượng trứng qua 2 chu kỳ đẻ … Đọc tiếp "NGAN PHÁP"
  • Dễ thích nghi, nuôi đơn giản, ít bệnh tật, thịt nhiều, giá trị kinh tế cao
  • Con trống nuôi khoảng 90 ngày đạt khoảng 4-5 kg, mào đỏ, dáng hùng dũng, có phản xạ tôt
  • Con mái nuôi khoảng 70 ngày có thể đạt 2kg, mào đỏ, lông ốp sát vào thân
  • Tiêu tốn thức ăn khoảng 2,7 -2,9 kg/ 1kg tăng trọng
  • Tỷ lệ nuôi sống khoảng 97 – 98%
  • Với tính đề kháng cao, nuôi ngan ít tốn chi phí thú y
  • Thịt ngon, ngọt, thơm,
  • Thức ăn cho ngang pháp đơn giản, dễ kiếm, chuồng trại không quá cầu kì
  • Tỉ lệ sống: 97 – 98%
  • Trọng lượng cơ thể: đạt khoảng 4-5 kg
  • Tiêu tốn thức ăn: 2,7 -2,9 kg/ 1kg tăng trọng
  • Vaccine: ... / mũi
Mô tả chung

Ngan Pháp là gì?

Là giống ngan nhà có nguồn gốc từ Pháp và có nhiều dòng khác nhau, trong đó có đặc điểm chung là có sản lượng trứng cao và ổn định. Tuổi thành thục sinh dục con trống 28- 29 tuần tuổi. Trung bình, sản lượng trứng qua 2 chu kỳ đẻ đạt 200-210 quả/mái/năm, tỷ lệ phối cao từ 93-94%, tỷ lệ ấp nở 88%.

Phân loại

Tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau, các giống ngan trên được chuyển đến các nước khác nhau trên thế giới. Các dòng ngan Pháp gồm:

  • R31: Có màu vằn ngang và xám đen lúc trưởng thành. Loại này chiếm 80% sản phẩm thịt ngan của Pháp. Đây là giống ngan có sức sống và năng suất tốt, độ đồng đều cao. Tuổi giết thịt tốt nhất của ngan trống là 88 ngày tuổi. Lúc này con trống 4,7-4,8 kg; con mái 70 ngày đạt 2,5-2,6 kg. Tỷ lệ thịt xẻ con trông 68%, con mái 66%; tiêu tốn thức ăn 2,75-2,85 kg/kg tăng trọng.
  • R41: Màu đen, khối lượng cơ thể cao nhất. Ở 88 ngày tuổi con trống đạt 4,8-4,9 kg; con mái ở 70 ngày đạt 2,5-2,6 kg. Tỷ lệ thịt xẻ con trống 68%, con mái 66%; tiêu tốn thức ăn 2,75-2,85 kg/kg tăng trọng.
  • R51: Ngan 1 ngày tuổi có lông màu vàng rơm, chân, mỏ có màu hồng hoặc trắng, trên đầu có đốm đen hoặc nâu. Đến tuổi trưởng thành, ngan có màu lông trắng. Mọc lông đầy đủ lúc 11 – 12 tuần tuổi, 4-5 tháng tuổi thay lông. Khối lượng mới nở 55 g/con; 12 tháng tuổi đạt 3,5 kg; 24 tháng tuổi nặng 4,0 kg/con. Tuổi đẻ 5% lúc 200-205 ngày. Khối lượng trứng 75 g/quả. Năng suất trứng 110 quả/mái. Tỷ lệ ngan nở loại 1/tổng số trứng ấp là 80%.
  • R61: Loại này có lông màu xanh xám, là loại hình đặc thù nuôi với thức ăn đặc biệt để lấy gan. Khối lượng gan chiếm tới 10% khối lượng cơ thể. 88 ngày tuổi con trống đạt 4,8-4,9 kg, con mái ở 70 ngày đạt 2,5-2,6 kg. Tỷ lệ thịt xẻ con trống 68%, con mái 66%; tiêu tốn thức ăn 2,60-2,75 kg/kg tăng trọng.
  • R71: Ngan 1 ngày tuỏi có màu lông vàng rơm, có hoặc không có đốm đen trên đầu. Chân, mỏ màu hồng. Khi trưởng thành ngan có màu lông trắng. Khối lượng ngan mới nở 53 g/con, lúc 12 tuần tuổi nặng 3,6 kg, 24 tuần tuổi nặng 4,2 kg/con. Tuổi đẻ 5% lúc 203 ngày. Năng suất trứng/mái/2 chu kỳ 185 – 195 quả. Khối lượng trứng 80 g/quả. Tỷ lệ phôi 93%, tỷ lệ nở loại 1/tổng số trứng ấp là 81%.

Ngan Pháp siêu nặng có lông màu trắng tuyền. Mào và tích tai màu đỏ. Khối lượng ngan lúc 1 tuần tuổi 150 g/con, lúc 6 tuần tuổi 1,8 kg và lúc 12 tuần tuổi con trống nặng 4,4 kg, con mái nặng 2,7 kg/con. Sau 165-185 ngày ngan bắt đầu đẻ. Năng suất trứng 95 – 100 quả trong 28 tuần. Khối lượng trứng 80 g/quả.

Chăn nuôi

Đối với các đàn nuôi sinh sản và nuôi thương phẩm lấy thịt, các điều kiện về chuồng trại, trang thiết bị, yêu cầu về kỹ thuật tương đối giống như nuôi các đàn giống khác, mọi điều kiện chăn nuôi khác nhau, với các vùng sinh thái khác nhau đều cho năng suất cao và đem lại hiệu quả kinh tế.

Với nhiều ưu thế so với các loại gia cầm, thủy cầm khác như: thời gian nuôi ngắn, tăng trọng nhanh, thích nghi tốt các điều kiện khí hậu, thời tiết, sức đề kháng mạnh, ít bệnh tật, không cần đầu tư chuồng trại tốn kém, thức ăn đơn giản, dễ kiếm, thịt ngon, ngọt, thơm, nuôi ngan Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao so với nuôi gà, vịt.

Thức ăn của ngan Pháp cũng giống như ngan nội gồm: bèo, rau, cám, lúa, có bổ sung cua, ốc, giun… Nếu nuôi thâm canh thì sử dụng các loại cám thực phẩm chuyên dụng. Với ngan sinh sản, cho chúng ăn với chế độ riêng. Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng calo, hàm lượng đạm cao (18%); trong protein phải chú ý tới 2 axit amin là lyzin và methionin. Tăng cường chất khoáng (đặc biệt là canxi và photpho). Bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng và vitamin (chủ yếu là A, D, D). Cho chúng ăn 2 bữa/ngày.

Đối với ngan pháp thương phẩm, cho chúng ăn thoải mái nhưng có phân theo bữa và theo dõi, hết bữa ăn mới cho tiếp (để tránh bị ôi thiu). Phải giữ cho cám luôn thơm mới kích thích ngan ăn và tránh mổ, cắn nhau. Chúng cần nhiều nước uống hơn ngan sinh sản nên phải lưu ý và cung cấp đủ cho chúng. Chú ý cho ngan vận động để tránh liệt chân, hàng ngày quan sát theo dõi đàn ngan, phát hiện cách ly kịp thời những con ốm, phòng và trị kịp thời cho toàn đàn. Chuồng trại chăn nuôi ngan Pháp rất đơn giản, chỉ cần mát vào mùa Hè, ấm vào mùa Đông là bầy ngan có thể lớn nhanh, không phải tốn kém nhiều kinh phí, vật liệu để làm chuồng trại kiên cố.

 

Thông tin liên hệ

CTY TNHH MTV Giống Gia Cầm Và Thuốc Thú Y Quang Thi

  • Hotline: 09325441790345002379
  • Website: gagiongvitgiong.com.vn
  • Địa chỉ:
    – Cơ sở 1: 4/107 Ấp Nhị Tân 2, Xã Tân Thới Nhì, Huyện Hóc Môn, TP. HCM.
    – Cơ sở 2: Ấp 4, Xã Xuân Tây, Huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
    – Cơ sở 3: Chợ Bà Rén, Xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Sản phẩm liên quan

    Mô tả

    Ngan Pháp là gì?

    Là giống ngan nhà có nguồn gốc từ Pháp và có nhiều dòng khác nhau, trong đó có đặc điểm chung là có sản lượng trứng cao và ổn định. Tuổi thành thục sinh dục con trống 28- 29 tuần tuổi. Trung bình, sản lượng trứng qua 2 chu kỳ đẻ đạt 200-210 quả/mái/năm, tỷ lệ phối cao từ 93-94%, tỷ lệ ấp nở 88%.

    Phân loại

    Tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau, các giống ngan trên được chuyển đến các nước khác nhau trên thế giới. Các dòng ngan Pháp gồm:

    • R31: Có màu vằn ngang và xám đen lúc trưởng thành. Loại này chiếm 80% sản phẩm thịt ngan của Pháp. Đây là giống ngan có sức sống và năng suất tốt, độ đồng đều cao. Tuổi giết thịt tốt nhất của ngan trống là 88 ngày tuổi. Lúc này con trống 4,7-4,8 kg; con mái 70 ngày đạt 2,5-2,6 kg. Tỷ lệ thịt xẻ con trông 68%, con mái 66%; tiêu tốn thức ăn 2,75-2,85 kg/kg tăng trọng.
    • R41: Màu đen, khối lượng cơ thể cao nhất. Ở 88 ngày tuổi con trống đạt 4,8-4,9 kg; con mái ở 70 ngày đạt 2,5-2,6 kg. Tỷ lệ thịt xẻ con trống 68%, con mái 66%; tiêu tốn thức ăn 2,75-2,85 kg/kg tăng trọng.
    • R51: Ngan 1 ngày tuổi có lông màu vàng rơm, chân, mỏ có màu hồng hoặc trắng, trên đầu có đốm đen hoặc nâu. Đến tuổi trưởng thành, ngan có màu lông trắng. Mọc lông đầy đủ lúc 11 – 12 tuần tuổi, 4-5 tháng tuổi thay lông. Khối lượng mới nở 55 g/con; 12 tháng tuổi đạt 3,5 kg; 24 tháng tuổi nặng 4,0 kg/con. Tuổi đẻ 5% lúc 200-205 ngày. Khối lượng trứng 75 g/quả. Năng suất trứng 110 quả/mái. Tỷ lệ ngan nở loại 1/tổng số trứng ấp là 80%.
    • R61: Loại này có lông màu xanh xám, là loại hình đặc thù nuôi với thức ăn đặc biệt để lấy gan. Khối lượng gan chiếm tới 10% khối lượng cơ thể. 88 ngày tuổi con trống đạt 4,8-4,9 kg, con mái ở 70 ngày đạt 2,5-2,6 kg. Tỷ lệ thịt xẻ con trống 68%, con mái 66%; tiêu tốn thức ăn 2,60-2,75 kg/kg tăng trọng.
    • R71: Ngan 1 ngày tuỏi có màu lông vàng rơm, có hoặc không có đốm đen trên đầu. Chân, mỏ màu hồng. Khi trưởng thành ngan có màu lông trắng. Khối lượng ngan mới nở 53 g/con, lúc 12 tuần tuổi nặng 3,6 kg, 24 tuần tuổi nặng 4,2 kg/con. Tuổi đẻ 5% lúc 203 ngày. Năng suất trứng/mái/2 chu kỳ 185 – 195 quả. Khối lượng trứng 80 g/quả. Tỷ lệ phôi 93%, tỷ lệ nở loại 1/tổng số trứng ấp là 81%.

    Ngan Pháp siêu nặng có lông màu trắng tuyền. Mào và tích tai màu đỏ. Khối lượng ngan lúc 1 tuần tuổi 150 g/con, lúc 6 tuần tuổi 1,8 kg và lúc 12 tuần tuổi con trống nặng 4,4 kg, con mái nặng 2,7 kg/con. Sau 165-185 ngày ngan bắt đầu đẻ. Năng suất trứng 95 – 100 quả trong 28 tuần. Khối lượng trứng 80 g/quả.

    Chăn nuôi

    Đối với các đàn nuôi sinh sản và nuôi thương phẩm lấy thịt, các điều kiện về chuồng trại, trang thiết bị, yêu cầu về kỹ thuật tương đối giống như nuôi các đàn giống khác, mọi điều kiện chăn nuôi khác nhau, với các vùng sinh thái khác nhau đều cho năng suất cao và đem lại hiệu quả kinh tế.

    Với nhiều ưu thế so với các loại gia cầm, thủy cầm khác như: thời gian nuôi ngắn, tăng trọng nhanh, thích nghi tốt các điều kiện khí hậu, thời tiết, sức đề kháng mạnh, ít bệnh tật, không cần đầu tư chuồng trại tốn kém, thức ăn đơn giản, dễ kiếm, thịt ngon, ngọt, thơm, nuôi ngan Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao so với nuôi gà, vịt.

    Thức ăn của ngan Pháp cũng giống như ngan nội gồm: bèo, rau, cám, lúa, có bổ sung cua, ốc, giun… Nếu nuôi thâm canh thì sử dụng các loại cám thực phẩm chuyên dụng. Với ngan sinh sản, cho chúng ăn với chế độ riêng. Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng calo, hàm lượng đạm cao (18%); trong protein phải chú ý tới 2 axit amin là lyzin và methionin. Tăng cường chất khoáng (đặc biệt là canxi và photpho). Bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng và vitamin (chủ yếu là A, D, D). Cho chúng ăn 2 bữa/ngày.

    Đối với ngan pháp thương phẩm, cho chúng ăn thoải mái nhưng có phân theo bữa và theo dõi, hết bữa ăn mới cho tiếp (để tránh bị ôi thiu). Phải giữ cho cám luôn thơm mới kích thích ngan ăn và tránh mổ, cắn nhau. Chúng cần nhiều nước uống hơn ngan sinh sản nên phải lưu ý và cung cấp đủ cho chúng. Chú ý cho ngan vận động để tránh liệt chân, hàng ngày quan sát theo dõi đàn ngan, phát hiện cách ly kịp thời những con ốm, phòng và trị kịp thời cho toàn đàn. Chuồng trại chăn nuôi ngan Pháp rất đơn giản, chỉ cần mát vào mùa Hè, ấm vào mùa Đông là bầy ngan có thể lớn nhanh, không phải tốn kém nhiều kinh phí, vật liệu để làm chuồng trại kiên cố.

     

    Thông tin liên hệ

    CTY TNHH MTV Giống Gia Cầm Và Thuốc Thú Y Quang Thi

    • Hotline: 09325441790345002379
    • Website: gagiongvitgiong.com.vn
    • Địa chỉ:
      – Cơ sở 1: 4/107 Ấp Nhị Tân 2, Xã Tân Thới Nhì, Huyện Hóc Môn, TP. HCM.
      – Cơ sở 2: Ấp 4, Xã Xuân Tây, Huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
      – Cơ sở 3: Chợ Bà Rén, Xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

    Đánh giá

    Chưa có đánh giá nào.

    Hãy là người đầu tiên nhận xét “NGAN PHÁP”

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    • VỊT GRIMAUD
      Vịt Grimaud là gì? Vịt Grimaud hay còn gọi là vịt siêu nạc là giống vịt công nghiệp có nguồn gốc từ Pháp do tập đoàn GRIMAUD Pháp (Công ty Grimoud Frère) lai tạo mà thành, chúng là một trong những giống vịt có xuất xứ từ Châu Âu. Giống vịt này được ứng dụng … Đọc tiếp "VỊT GRIMAUD"
    • GÀ LAI HỒ
      Gà Hồ lai có các ưu điểm như tầm vóc lớn nhưng hiền lành và dễ nuôi hơn các loại gà hướng nội khác. Đặc điểm của những con gà lai hồ thường có thân dài, khỏe khoắn, đùi dài, chân nhỏ nhưng cao hơn gà Hồ thuần chủng và các ngón chân tách rời nhau ra, trên đầu có mào sít, còn gà mái thì ngực nở, mào trái dâu. Gà hồ lai rất khỏe mạnh và dễ chăn nuôi theo mô hình công nghiệp.
    • VỊT XIÊM LAI PHÁP
      Giống vịt xiêm có lẻ không quá đổi xa lạ với bà con chăn nuôi vịt. Nhưng hiện nay hiệu quả mà giống vịt xiêm địa phương này mang lại không quá cao. Chính vì vậy, mà các nhà nghiên cứu đã lai tạo thành công giống vịt xiêm lai pháp. Chúng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.
    • Gà mía thuần
      Gà Mía thuần là một giống gà nội địa của Việt Nam. Gà mía có tên do có mặt ở địa danh tiêu biểu của xứ Đoài cổ kính như chợ Mía, chùa Mía. Gà được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày hay dùng trong các đám tiệc. Hãy cùng công ty gia cầm … Đọc tiếp "Gà mía thuần"
    • GÀ D300
      Gà siêu trứng D300 là loại gà chuyên trứng đang được khá nhiều người chăn nuôi quan tâm. Giống gà này có đặc điểm là dễ nuôi, đẻ sai, trứng to. Một điểm khác là gà D300 có ngoại hình ưa nhìn với mào đỏ, chân vàng nên có thể bán sau khi hết tuổi đẻ.
    • GÀ SAO
      Gà sao là gà gì? Gà sao với nhiều tên gọi như là gà Phi, gà lôi, gà Nhật, chim trĩ châu Phi,… Tỷ lệ sống của gà sao rất cao, trên 96%. Giống gà vừa dễ nuôi mà lại mang đến nguồn thu nhập kinh tế khá cao so với các giống gà truyền … Đọc tiếp "GÀ SAO"